Xe MPV – Những điều bạn chưa biết về dòng Xe MPV tại việt nam

Dòng xe MPV vốn là dòng xe đa dụng nhiều chức năng, nó phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc các hộ gia đình. Việc sử dụng Xe MPV rất đa dạng, nó có thể được sử dụng cho việc vận tải hành khách, vận tải hàng hoặc chỉ là phục vụ cho chuyến du lịch của cả gia đình. Có thể nói đây là dòng xe đa năng cho gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xem thêm:

Xe MPV là gì?

Chúng ta thường biết đến tên các dòng xe như Crossover, Sedan, SUV, MPV như các dòng xe phổ biến được ưa chuộng trên thị trường. Vậy xe MPV là gì? MPV là từ viết tắt của cụm từ Multi Purpose Vehicle theo cách phân loại của châu Á và châu Âu, tại Mỹ người ta gọi dòng xe này là Minivan. Đây là dòng xe đa dụng, nhiều chức năng, người dùng có thể chuyển đổi giữa chở hành khách hay chở hàng hóa bằng cách điều chỉnh gập ghế sau lên xuống.

Xe-MPV
Hình ảnh chiếc Xe MPV mới nhất 2019

Lịch sử ra đời của dòng xe MPV

Những chiếc xe MPV đầu tiên ra đời từ những năm 1949 – 1962, sử dụng đặc điểm của những chiếc minivan hiện đại với kích thước gọn nhẹ hơn, những chiếc ghế có thể xoay 180 độ, giúp người ngồi có thể đối mặt lại với nhau. Đến năm 1968 những chiếc mpv đã đặt những bước tiến trong thiết kế với phần cửa trượt trên thân xe, chiều dài nhỏ gọn hơn, khoang sử dụng với ba hàng ghế hướng về phía trước, chuyển hướng linh động.

Suốt những năm 1970, các hãng xe theo đuổi hình mẫu một chiếc MPV nhưng lại nhỏ nhắn, sang trọng, đẳng cấp không thua gì một chiếc xe hơi thông thường, điều này cũng trở thành tôn chỉ để các hãng ô tô cho ra đời của nhiều mẫu MPV sau này: một chiếc xe bán tải nhưng không hề thô kệch mà vẫn giữ được sự đẳng cấp, tiện nghi.

Xe-MPV-
Hình ảnh chiếc Xe MPV màu xám đẹp

Tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của dòng xe MPV

Ưu điểm của dòng xe MPV

  • Ưu điểm đầu tiên có thể kể đến của dòng xe MPV chính là tính đa dụng, đa chức năng của nó. Bằng cách gập hàng ghế sau cùng lại, xe MPV giúp người dùng linh hoạt giữa hai lựa chọn chở hành khách hoặc chở đồ đạc, hàng hóa. Ưu điểm này cũng có thể tìm thấy ở các dòng xe Crossover hoặc SUV, tuy nhiên hai dòng xe này có giá thành ở mức cao hơn khá nhiều so với MPV.
  • Xe MPV được thiết kế chỗ ngồi cho 5 đến 7 người, nhưng nhờ tận dụng tối đa không gian sử dụng trong xe, chiếc xe giữ được ngoại hình gọn gàng, không quá đồ sộ. Vì vậy chiếc xe MPV luôn là sự lựa chọn số 1 cho những gia đình có kinh tế vừa phải và đông thành viên.
  • Một ưu điểm nữa là xe MPV được thiết kế gầm xe khá cao, điều này giúp xe dễ dàng di chuyển trên địa hình xấu như đường gập ghềnh, gồ ghề hoặc lụt lội. Riêng về gầm xe, MPV được nhận xét gầm xe cao hơn hẳn các dòng xe hatchback và Sedan.
  • Về ngoại hình, với những xe MPV cỡ nhỏ, thân xe có kết cấu liền khối và trọng tâm thấp, điều này giúp cho việc ra vào xe đối với người già, trẻ nhỏ và phụ nữ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra đặc điểm này còn giúp chiếc xe có trọng lượng nhẹ, thuộc tính lái, điều khiển và tiết kiện nhiên liệu không kém so với dòng xe Sedan.
  • Khác với xe MPV cỡ nhỏ, những chiếc xe MPV thuộc phân khúc tầm trung được thiết kế kết cấu trên khung tải, kiểu thiết kế này được sử dụng đối với các mẫu xe như Toyota Innova, Mitsubishi Zinger, Isuzu Hi – lander,… Dòng xe này có ưu điểm có thể chở trọng tải năng hơn so với dòng xe MPV cỡ nhỏ, khoảng cách gầm xe cũng lớn hơn cho xe di chuyển dễ dàng trên các đoạn đường địa hình xấu hoặc ngập lụt.
  • Một ưu điểm khác là dòng xe MPV tầm trung cũng có trọng lượng khá nhẹ và tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình sử dụng. Một số mẫu xe MPV tầm trung có kết cấu unibody, độ an toàn cao hơn so với thiết kế kết cẩu khung tải khi di chuyển nơi có gió lớn, cua gấp hoặc đi với tốc độ cao.
  • Đối với các mẫu xe MPV cỡ lớn thì có ưu điểm ở thiết kế thân xe rộng, các tiện nghi mang tính phổ quát mang lại sự thoải mái, dễ sử dụng ngay cả khi vận chuyển số lượng lớn đồ đạc, thích hợp cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
Xe-MPV-2
Hình ảnh các xe MPV đa dụng với số tiền dưới 700 triệu đồng

Ngoài ra, dòng xe MPV đều có ưu điểm về độ an toàn nhờ các trang bị hiện đại như hệ thống phanh ABS, hệ thống chống trượt TC, cân bằng điện tử ESP, các túi khí hông,…

Nhược điểm của dòng xe MPV

  • Đối với những xe MPV thuộc phân khúc cỡ nhỏ, nhược điểm của xe là gầm xe khá thấp, sẽ hạn chế một số khi di chuyển trên đường có địa hình xấu.
  • MPV ở phân khúc tầm trung thiết kế theo kết cấu khung tải có tính năng lái và điều khiển khá kém trong phân khúc vì xe có thể bị lắc, không ổn định khi có gió lớn hoặc di chuyển ở tốc độ cao.
  • Ngoài ra xe cũng có thể bị lật nghiêng nếu người lái cua gấp ở tốc độ cao hoặc bị mất lái; với mẫu xe được thiết kế theo kết cấu unibody thường có động cơ dung tích lớn và không tiết kiệm nhiên liệu.
Xe-MPV-3
Hình ảnh xe MPV

Những mẫu xe MPV được ưa chuộng nhất hiện nay

Ở phân khúc MPV cỡ nhỏ, gồm các xe có số chỗ 5 + 2 (2 ghế phụ phía sau), những mẫu xe đang được ưa chuộng hiện nay gồm có Chevroleet Vivant, Chevrolet Orlando, Mazda Premacy, Nissan Grand Livina, Fiat Doblo, Kia Carens,.. Đây là các mẫu xe có khoang xe rộng và khả năng chở nhiều hơn so với các dòng xe khác cùng phân khúc.

Ở phân khúc MPV cỡ trung, các xe thường có từ 7 đến 8 chỗ ngồi, dòng xe này được tiêu thụ nhiều với các mẫu xe Toyota Zace, Toyota Innova, Isuzu Hi-lander, Kia Grand Carnival, Suzuki APV, Mitsubishi Jolie, Suzuki APV, Mitsubishi Zinger,.. Dòng xe MPV có kích thước tương đương với dòng xe SUV.

Với những mẫu xe MPV cỡ lớn có từ 8 đến 10 chỗ ngồi thì được tiêu thụ nhiều ở các mẫu xe như Huyndai Grand Starex 9 chỗ, Ford Transit 9 chỗ, Toyota HiAce 10 chỗ, Honda Odyssey. Những mẫu xe này có gầm xe khá cao, chỉ thấp hơn dòng xe SUV và crossover và có không gian chuyên chở lớn.

Nguồn: https://xetot365.com

Gọi: 0942.240.715